Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn thai nghén. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thai nghén. Hiển thị tất cả bài đăng

dinh dưỡng cho bà bầu ốm nghén ( thai nghén )

Dinh dưỡng cho bà bầu ốm nghén ( thai nghén )

Dinh dưỡng cho bà bầu ốm nghén như thế nào là tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho bà bầu ốm nghén và dinh dưỡng cho bé. Ở giai đoạn đầu phôi thai cần bổ sung đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng, không nên thiên lệch về một loại thức ăn nào. Sau đây là một số bí quyết giúp bà bầu ốm nghén khỏe mạnh hơn trong giai đoạn thai nghén.

Bí quyết dinh dưỡng cho bà bầu ốm nghén.

Bí quyết dinh dưỡng cho bà bầu ốm nghén ( thai nghén)

Các bà bầu ốm nghén nên thường xuyên uống nước cam để bổ sung vitamin C giảm ốm nghén.

Do lượng đường trong máu thấp nên các mẹ hãy ăn 1 ít bánh quy vào mỗi buổi sáng trước khi dậy,để tăng thêm lượng đường trong máu và cũng và để cung cấp năng lượng cho một ngày mới.

Chia làm nhiều bữa: Nhiều bà bầu ốm nghén lo lắng về sự thay đổi của cơ thể nên luôn dè chừng trong ăn uống mà quên đi rằng thời kỳ đầu mang thai nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho cả mẹ và con cần được thỏa mãn.

Bà bầu ốm nghén nên chia làm nhiều bữa.

Nếu muốn ăn vặt, bà bầu ốm nghén nên chọn thực phẩm trong nhóm Cacbon hydrat cung cấp năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể, chất này có trong các món salat, hoa quả trộn và bánh làm từ bột gạo. Bạn nên nhớ là sau khi ăn khoảng 30-45 phút mới được uống nước.

Uống sữa nóng vào mỗi buổi sáng sớm để loại bỏ cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ. Sữa cũng mang lại rất nhiều năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.

Bà bầu ốm nghén uống sữa để cung cấp năng lượng và khoáng chất

Tránh lạm dụng vitamin A liều cao. Bên cạnh đó, có thể bổ sung sắt mỗi ngày chống thiếu máu ở phụ nữ mới sinh, tăng trí thông minh cho thai nhi.

Bà bầu cần bổ sung axitfolic dạng tổng hợp để giúp giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.Đây là một chất rất quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ.

Nên ăn các thực phẩm giàu tinh bột, protein vào bữa sáng để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể , không nên ăn thức ăn không tốt cho tiêu hóa như nóng, cay, đồ chiên rán.

Bổ sung vitamin
Bổ sung vitamin, omega và thực vật giàu chất folate bằng cách tăng cường ăn rau xanh, củ quả, nước ép trái cây: súp lơ trắng; đậu Hà lan; xà lách; bạc hà; của cải đường; đỗ đen; táo; cam ngọt; ngũ cốc yến mạch….

Axit pantothenic được biết đến như là vitamin B5, thế nhưng hầu như nhiều bà bầu không quan tâm lắm. Chắc hẳn đây cũng là lần đầu tiên bạn được nghe thấy và không hiểu nó có tác dụng gì đối với bạn?

Axit pantothenic là một loại vitamin được tìm thấy trong các mô của động, thực vật. Nó điều chỉnh hoạt động của vùng thượng thận, sản sinh kháng thể và sự phát triển, tuần hoàn của protein cùng với chất béo. Nếu như bạn mang thai và không có đủ vitamin B5, bé yêu của bạn phát triển có thể chậm hơn bình thường, các nhà dinh dưỡng đều khuyên các bà bầu nên hấp thu khoảng 6mg/ngày.

Nguồn thực phẩm tốt nhất chứa axit pantothenic bạn có thể tìm thấy vitamin này trong gan, cá hồi, men bia, sữa đậu nành, các loại rau cuộn xanh, nấm và các loại rau khác.

Uống 8-10 cốc nước mỗi ngày cùng với các loại chất lỏng khác như: rau tươi ép và nước ép hoa quả cung cấp vitamin và khoáng chất, chống mệt mỏi, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Uống đủ nước.

 Vào bữa trưa các mẹ nên ăn giống như bữa sáng nhưng nhớ thay đổi món để đa dạng chế độ ăn.

Bà bầu nên đặc biệt chú ý với các món ăn nhiều chất béo, việc bạn hoàn toàn khước từ thực phẩm này khiến khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất từ rau xanh bị giảm sút. Tuy nhiên bạn cũng không nên ăn nhiều mỡ động vật, dầu thực vật, thay vào đó là dầu ngô, dầu nành, dầu ô lưu…

 Các bà bầu cũng nên ăn thêm bữa phụ các loại hoa quả chứa nhiều vitamin như chuối, táo..

Dinh dưỡng cho bà bầu ốm nghén  như trên sẽ giúp cho phụ nữ thời kỳ thai nghén có thể trạng khỏe mạnh đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt ngay từ bước đầu tiên. Tuy nhiên nên thường xuyên theo dõi chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình và nên tham khảo cùng ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.