Trang

phác đồ dinh dưỡng cho bà bầu

Phác đồ dinh dưỡng cho bà bầu

Phác đồ dinh dưỡng cho bà bầu trong chín tháng mang thai là phương pháp an toàn và khoa học để bà bầu dự vào đó có thể cung cấp dinh dưỡng đầy đủ trong từng giai đoạn của thai kì để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của trẻ.
Dinh dưỡng cho bà bầu trong chín tháng

Phác đồ dinh dưỡng cho bà bầu trong chín tháng.

 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ nhất.

Trong tháng đầu tiên mang thai, sự thay đổi về nội tiết khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và chán ăn. Tuy nhiên, đây là giai đoạn quan trọng đối với thai nhi, nên bạn cần chú bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều loại thức ăn có chứa chất đạm, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá...nhưng lưu ý là phải nấu thật chín. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên uống bổ sung axit folic và sắt nhé.

 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2 

Ở tháng thứ 2, cơ thể bà bầu bắt đầu có những thay đổi rõ rệt như: dừng vòng kinh, đau đầu, chóng mặt, hoặc kèm theo nôn nhiều, núm vú và những vùng xung quanh hơi có cảm giác đau. Giai đoạn này bà bầu bị ốm nghén nhiều nên dẫn đến chán ăn. Do đó, bà bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn,uống nhiều nước, tích cực bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Tạm biệt ốm nghén.


 Nếu bị nôn nhiều bà bầu  nên ăn nhiều hoa quả và các thức ăn dễ tiêu hóa như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong… Nếu bà bầu không thể uống được sữa bầu trong giai đoạn này thì cũng đừng quá lo lắng, bởi lúc này thai nhi còn rất nhỏ và chưa cần đến quá nhiều dinh dưỡng.

  Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3

Lúc này, bà bầu vẫn còn ốm nghén nên khó trong việc ăn uống. Tuy nhiên, bà bầu cần tìm cách khắc phục, nghỉ ngơi nhiều hơn để làm giảm bớt cơn nghén. Bắt đầu từ đây,  bà bầu nên bắt đầu bồi bổ cơ thể bằng những món canh hầm bổ dưỡng như canh gà, các loại thịt, cá, trứng, chú ý ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé.

 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4 

Lúc này bà bầu đã bớt ốm nghén, thai nhi cũng bước sang thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Đây là thời kỳ thai nhi sẽ cần nhiều dinh dưỡng hơn để phát triển và hoàn thiện các cơ quan. Bà bầu nên chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa mỗi ngày. Lưu ý, không nên nhai lệch về một bên hàm và nhai kĩ rồi mới nuốt.

 Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin như: Vitamine A, B1, B2, B6, B9, B12 và Vitamine C, D, E, PP..
Bà bầu cũng nên kiêng chất kích thích, rựu bia trong giai đoạn này.

 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 

Ở tháng thứ 5, não bộ của thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ, nên bà bầu cần bổ sung nhiều inh dưỡng. Do đó, bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng phải phù hợp để não bộ phát triển tốt nhất. Lúc này bà bầu không nên ăn quá nhiều thịt và đường trắng. Bởi ăn nhiều thịt sẽ khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt; ăn quá nhiều đường trắng không có lợi cho việc phát triển tế bào ở đại não. Bạn nên tích cực ăn nhiều các loại thực phẩm giàu DHA như cá, trứng, các loại đậu…

 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6

 Ở giai đoạn này thai nhi tăng trưởng rất nhanh nên cần ăn nhiều lòng trắng trứng gà, thêm vitamin và chất khoáng. Trong giai đoạn này thai nhi hấp thu canxi rất nhiều nên bà bầu cần bổ sung lượng canxi đẩy đủ cho thai nhi phát triển bình thường, nếu thiếu canxi trẻ sinh ra sau này có thể mắc các chứng loãng xương...

Vì vậy theo phác đồ dinh dưỡng cho bà bầu trong tháng 6 này thì bà bầu cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ lượng sắt, để tránh bị thiếu máu thai kỳ. Các loại rau như: cải trắng, hồng tây, khoai tây, các loại đậu chế biến đều chứa nhiều chất sắt, canxi và vitamin.

Bà bầu cần bổ sung nhiều canxi trong giai đoạn này.

Trong giai đoạn này cần bổ sung nhiều chất sắt, canxi dự phòng để tránh các chứng bệnh do thiếu canxi gây ra. Bà bầu nên ăn nhiều thịt nạc, thịt gia cầm, cùng các loại trứng, hạt vừng, bột, hoa quả… Các loại thực phẩm này giàu chất sắt, rất có lợi cho người mẹ và thai nhi.

  Bà bầu nên tránh ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ và muối, để không bị phù chân, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch.

 Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7 

Dinh dưỡng cho bà bầu ở tháng thứ 7 này, bà bầu nên ăn uống đa dạng, phong phú các loại thực phẩm gạo, ngũ cốc, rau quả, thị , cá...Tuy nhiên bà bầu không nên để mình bị tăng cân quá nhiều . Thường xuyên theo dõi cân nặng và sức khoẻ của mình.

Bà bầu nên bổ sung nhiều sắt vì giai đoạn này cần lượng sắt rất lớn. Bà bầu có thể bổ sung lượng sắt vào cơ thể bằng cách tự nhiên như ăn các thực phẩm giàu sắt như gan động vật, các loại cá, các loại đậu và rau quả...

Bà bầu cũng chú ý bổ sung thêm canxi, phốt pho, i-ốt, kẽm cho cơ thể bằng các loại thực phẩm là rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…


 Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8

Theo phác đồ dinh dưỡng cho bà bầu trong tháng 8 này thì bà bầu không nên ăn quá no mà nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.

Ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ ngọt đồ mỡ.

Chọn món ăn có trị dinh dưỡng cao như: thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, tránh ăn đậu nành, khoai hồng để phòng dạ dày bị chướng.

 Tránh lạm dụng các loại thực phẩm bổ dưỡng như: dầu gan cá, vitamin, nhân sâm…
tháng thứ 8 nên có các loại thực phẩm sau: gạo, ngũ cốc và các lương thực khác; trứng các loại (gà, vịt, chim cút), thịt bò, các loại thịt khác và cá, gan động vật (mỗi tuần ăn một lần), các loại đậu, rau, hoa quả, dầu chưng cất.

Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 9

Tránh ăn nhiều dầu mỡ đẻ cơ thể được nhẹ nhàng, dễ sinh nở.

Tránh ăn nhiều muối, chú ý cung cấp đủ sắt cho sự phát triển của thai nhi.

Bổ sung vitamin A, D từ các loại rau quả tươi.

Bà bầu nên ăn nhiều rau xanh


Ăn thanh đạm, nhiều rau quả không dùng chất béo trong thời gian này.

Tăng cường lượng thức ăn có chất sắt, vitamin B2 như: các loại gan, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ đen, cải tía, rong biển, chế phẩm từ đậu, cải xanh. Hàm lượng thức ăn có canxi cùng vitamin D như: sữa bột, gan, tôm, canh cá, canh đầu cá, các chế phẩm đậu phụ. Ăn nhiều sữa bột và hoa quả sẽ tốt cho da của cả người mẹ và trẻ nhỏ.

Trên đây là phác đồ dinh dưỡng cho bà bầu trong chín tháng mang thai mà bà bầu có thể dựa vào đó mà có chế độ ăn uống thật hợp lí, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sức khoẻ của mẹ và sự phát triể của bé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét