Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh dưỡng cho bà bầu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh dưỡng cho bà bầu. Hiển thị tất cả bài đăng

dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường

Dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường

Bà bầu bị tiểu đường có những bất tiện trong ăn uống, tuy nhiên nếu biết cách bổ sung bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường đúng cách thì bà bầu vẫn sẽ được ăn uống khá thoải mái mà lại đủ chất cho em bé. Vậy ta hãy cùng xem dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường như thế nào ?



Ăn một bữa sáng khoa học

Một bữa sáng lành mạnh giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu của bạn trong suốt buổi sáng.

Bữa sáng khoa học cho bà bầu tiểu đường

Cháo là một lựa chọn tốt cho bà bầu tiểu đường bởi vì nó giải phóng năng lượng chậm và đồng đều. Ngoài ra bà bầu tiểu đường có thể chọn ngũ cốc nguyên cám và bánh mì, ăn kèm một thực phẩm giàu protein như một quả trứng luộc hoặc sữa chua ít chất béo.

 Đồ ăn có GI cao như bánh mì nướng, ăn cùng đường trắng và mứt có thể nhanh chóng tăng lượng đường trong máu, cho nên bà bầu tiểu đường nên dùng đồ ăn có GI thấp.

Lựa chọn thực phẩm

Đừng nghĩ rằng chế độ ăn cho bà bầu tiểu đường là nhàm chán hay nhạt nhẽo vì bà bầu vẫn có thể thưởng thức mọi hương vị món ngon nếu biết cách ăn uống khoa học. Bà bầu tiểu đường nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, hoa quả, rau quả tươi..


Bà bầu ăn nhiều rau quả tươi
Ngoài ra các món như đậu và mì pasta cũng rất giàu lượng carbohydrate tốt cho bà bầu tiểu đường. Một chế độ ăn hoàn hảo cho bà bầu tiểu đường là 3-5 phần rau, 2-4 phần hoa quả, 2-3 phần protein và 3 phần các sản phẩm sữa.

Ăn nhiều loại thức ăn trong ngày

Ăn các bữa chính và bữa phụ với lượng trung bình mỗi ngày. Bạn cũng có thể ăn 2-4 bữa ăn nhẹ, bao gồm bữa nhẹ buổi tối để giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

Ăn thực phẩm nhiều chất xơ

Những thực phẩm này có xu hướng chứa GI thấp. Điều này giúp giữ lượng đường trong máu của bạn không tăng quá cao sau bữa ăn. Thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm: quả tươi và rau quả; bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt; đậu Hà Lan và các loại đậu khác.

Ăn năm phần rau củ quả mỗi ngày

Hãy chắc chắn rằng bạn có ít nhất là năm phần quả và rau mỗi ngày. Các mẹ cũng có thể thêm quả vào bữa sáng của bạn; các mẹ nên chọn hai loại rau trong bữa ăn chính của bạn.
Ăn hoa qua mỗi ngày

Cắt giảm chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa

Sử dụng dầu olive hoặc dầu hướng dương để nấu ăn và trộn salad. Luộc, hấp thức ăn thay vì chiên xào. Cắt chất béo từ thịt.

Chế độ dinh dưỡng cho thai phụ mắc bệnh tiểu đường

Không uống sữa có nhiều đường

 Trong các loại sữa dành cho bà bầu có rất nhiều đường cho nên bà bầu tiểu đường nên cân nhắc trước khi uống. Thay vì uống các loại sữa thường thì bà bầu tiểu đường có thể uống các loại sữa không đường, bà bầu cũng có thể thêm đường dành cho người ăn kiêng cho dễ uống.

Không bỏ bữa ăn 

Hãy thử ăn các bữa tại cùng một thời điểm mỗi ngày và có cùng một lượng thức ăn. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.

Không ăn quá nhiều thức ăn có đường

Hãy thử cắt giảm hoặc bỏ kẹo, thức uống có gas… Những thực phẩm này có chứa các loại đường đơn giản, nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu của bạn.

Bạn có thể pha loãng nước ép trái cây với nước lọc. Chỉ nên uống nước quả pha loãng một lần/ngày. Phần còn lại nên sử dụng nước lọc.

Không ăn thêm hoa quả cho các bữa chính, bà bầu tiểu đường có thể ăn thêm hoả quả ở bữa phụ, và chỉ nên chọn hoa quả có lượng đường thấp như thanh long, bưởi, ổi..

Khi tiểu đường không thể kiểm soát bằng ăn uống

Đôi khi, những thay đổi trong dinh dưỡng không đủ để kiểm soát lượng đường trong máu (chiếm khoảng 10-12% thai phụ bị tiểu đường). Khi ấy, bạn cần phải dùng thuốc. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc tiêm insulin cho bạn.

Bà bầu bị tiểu đường cần có sự điều trị y tế của bác sĩ. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường hợp lý sẽ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và vừa bổ sung đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé

dinh dưỡng cho bà bầu sinh đôi

Dinh dưỡng cho bà bầu sinh đôi.

Dinh dưỡng cho bà bầu sinh đôi là rất quan trọng và có những khác biệt so với mang thai bình thường. Bà bầu mang thai đôi  cần phải bổ sung gấp đôi lượng calo và khoáng chất vào cơ thể đủ cho sự phát triển của hai em bé.

Dinh dưỡng cho bà bầu sinh đôi như thế nào

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sinh đôi.

 Tăng gấp đôi lượng calo nhưng không phải gấp đôi cân nặng.

Với một bà mẹ mang thai đơn bình thường cần bổ sung thêm 300 calorie, còn đối với bà bầu sinh đôi thì cần tới gấp đôi là 600 calorie mỗi ngày.
Điều này có nghĩa là bà bầu sinh đôi cần ăn nhiều hơn nhưng không phải là tăng cân lên gấp đôi vì tăng cân quá mức sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Cố gắng đảm bảo số cân đề ra

Khi mang thai đôi bà bầu phải tuân theo chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ đề ra để tăng đủ số cân cần thiết. Và không phải lúc nào người mẹ cũng có thể ăn đủ lượng thức ăn với số cân đề ra, nhất là những lúc mệt mỏi, ốm nghén. Tuy nhiên việc đảm bảo đủ số cân cần thiết là rất quan trọng cho sự phát triển của bé cho nên dù thế nào bà bầu sinh đôi cũng cố gắng đảm bảo số cân đề ra.

Đủ số cân

Chọn thực phẩm tăng cân một cách khỏe mạnh
 
Có những loại thực phẩm giúp tăng cân nhanh, rất giàu năng lượng và chất đạm như

- các loại hạt :Để nạp đủ protein cho nhu cầu của cả 2 bé, bạn có thể dùng hỗn hợp hạt nho, anh đào khô, ngũ cốc, bánh quy nhạt, hạt hướng dương, hạt óc chó, đậu phộng, hạnh nhân, điều .v.v… và cả socola đen không đường cũng cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cả 3 mẹ con.

- Ngũ cốc: Chứa nhiều axit folic, vitamin B tốt cho thai nhi. Ngoài ra nó có nhiều chất xơ giúp trị táo bón hiệu quả.

- Sữa chua: Rất giàu canxi giúp tốt cho xương của bé.

Sữa chua

- Tôm: là một loại hải sản rất bổ dưỡng và an toàn nhất là đối với bà bầu sinh đôi đang cần nhiều dinh dưỡng.

- Rau Bina: Rau Bina và các loại rau có lá màu xanh đậm là những loại thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu sinh đôi vì nó có rất nhiều canxi, axit folic, vitamin K, vitamin C, sắt, chất xơ v.v… Có nhiều cách để chế biến món rau Bina trở thành một món ăn ngon mắt, ngon miệng và bổ dưỡng như kẹp chung với các loại bánh sanwich, xào với khoai tây hoặc mì, nấu súp …

- Trứng: Có hàm lượng chất đạm rất cao, đây là thực phẩm có thể giúp mẹ bầu sinh đôi ăn ít mà dinh dưỡng rất nhiều.

- Ngoài ra còn nhiều loại thức ăn bổ dưỡng khác như đu đủ chín, bánh Sanwich, bơ đậu phộng...

Ngoài ra bạn có thể bổ sung những thức ăn vặt bổ dưỡng như trái cây, sữa, ngũ cốc thay vì bánh ngọt hoặc đồ chiên để đề phòng những cơn cuồng ăn chợt đến.

Ăn nhiều hơn bình thường:

Bà bầu sinh đôi cần phải ăn nhiều hơn bà bầu bình thường, cho nên ngoài ba bữa chính ra thì cần phải ăn nhiều bữa phụ để giúp cho bà vừa không bị chán ăn, lại vừa cung cấp đủ dinh dưỡng.

Uống nước liên tục
:

 Không chỉ nước lọc, bà bầu sinh đôi  còn có thể chế biến nhiều loại thức uống dinh dưỡng khác để bổ sung calorie và vitamin, như sinh tố, trái cây, sữa lắc… Đây là những loại thức uống dinh dưỡng cho bà bầu dễ chế biến tại nhà và vô cùng tiết kiệm, giúp bạn no mà vẫn nạp đủ chất dinh dưỡng.

Ngoài ra đừng quên luôn mang theo nước khi ra khỏi nhà vì cơ thể đang trong tình trạng thiếu nước rất dễ dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng như kiệt sức, co thắt sớm và sinh non.


Bổ sung vitamin theo chỉ dẫn

Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng 400mcg axit folic mỗi ngày trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Thai phụ mang song thai phải bổ sung sắt – giúp ngăn chặn chứng thiếu máu, vấn đề thường gặp khi mang đa thai.

Nhưng nên dùng thức ăn chứa nhiều sắt hơn là viên sắt bổ sung vì thuốc chứa sắt có thể gây ra táo bón. Bác sĩ sẽ trực tiếp kê viên sắt cho bà bầu nếu xét nghiệm máu cho thấy bà bầu cần thêm sắt.


Vừa rồi là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sinh đôi để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.

dinh dưỡng cho bà bầu đẻ con thông minh

Dinh dưỡng cho bà bầu đẻ con thông minh

Dinh dưỡng cho bà bầu đẻ con thông minh là như thế nào?
Khi mang thai bà bầu nào cũng mong muốn con mình sinh ra sẽ khoẻ mạnh và thông minh. Vậy thì dinh dưỡng như thế nào để bà bầu đẻ con thông minh. Bà bầu cần ăn những loại thực phẩm có chứa các chất giúp phát triển trí não cho thai nhi

Dinh dưỡng cho bà bầu

Bảy loại thực phẩm dinh dưỡng giúp bà bầu đẻ con thông minh

1.Quả việt quất

Quả việt quất có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều vitamin, khoáng chất,  axit béo omega – 3 và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Quả việt quất có tác dụng kích thích sự phát triển bộ não, tăng cường trí nhớ rất hiệu quả. Không những thế, quả việt quất còn giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa cực tốt nữa đấy.

qua viet quat
Quả việt quất

2.Bí ngô

Bí ngô có hàm lượng đa dạng các chất dinh dưỡng như beta – carotene, kali, các loại vitamin A,C,E, magie, kẽm, can xi, chất xơ, selen, sắt, protein,  axit folic, omega 3,… bí ngô rất tốt cho sự phát triển trí não của bé và góp phần bảo vệ mẹ bầu tránh xa chứng trầm cả, sự mệt mỏi khi bầu bí hay chứng đau đầu khá phổ biến. Bí ngô có thể hấp, xào, nấu canh, nấu chè tùy thích và có thể sử dụng để ăn đều đặn hàng ngày để bổ sung dinh dưỡng mà lại ngon miệng.

3.Các loại cá.

Bà bầu nên ăn ít nhất là 3 bữa cá/ 1 tuần vì trong cá có chứa rất nhiều axit béo omega-3 và DHA sẽ giúp thúc đấy sự phát triển trí não, cải thiện trí nhớ cho không chỉ thai nhi và cả mẹ bầu nữa đấy, giúp bà bầu đẻ con thông minh. Các loại cá mà mẹ bầu có thể lựa chọn để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là cá hồi, cá thu, cá cơm, cá ngừ,… Bên cạnh đó, vào 3 tháng cuối của thai kì, ngoài việc ăn đều đặn 3 bữa cá/1 tuần, mẹ bầu nên uống thêm dầu cá nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện não bộ của thai nhi nữa nhé, có như thế mới giúp bà bầu mới đẻ con thông minh vượt trội đấy.

4. Rau Bina

Rau Bina chứa hàm lượng dinh dưỡng cao giúp cho bà bầu đẻ con thông minh vì nó tốt cho trí não và rất ngon miệng. Nó cung cấp cho thai nhi nguồn axit folic, vitamin B, sắt.. giúp phát triển trí não cho thai nhi. Ngoài ra, với rau bina bà bầu có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau như nấu canh, xào, luộc,… để ăn đều đặn ít nhất 3-4 bữa/ 1 tuần, tốt cho thai nhi.
rau bina
Rau Bina


5. Trứng.

Trong trứng có chứa chất choline rất tốt cho sự phát triển của trí não, hỗ trợ tăng cường trí nhớ cực tốt, chính vì vậy nếu trong thời gian mang thai nếu mẹ bầu ăn trứng đều đặn, đúng hàm lượng cho phép (3-4 quả/1 tuần) sẽ sinh ra những đứa con thông minh, có chỉ số IQ vượt trội đấy nhé. Các loại trứng bà bầu có thể lựa chọn để ăn bao gồm trứng gà, trứng chim cút, trứng vịt, trứng ngỗng.

6.Hải sản.

Không chỉ là nguồn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi như canxi, phốt pho, sắt, muối vô cơ, hải sản (bao gồm tôm, cua, cá, ghẹ, sò, rong biển, tảo biển,…) còn chứa rất nhiều các nguyên tố vi lượng có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và phát triển đại não của thai nhi nữa đấy. Chính vì vậy, các loại hải sản được xem là thực phẩm không thể thiếu để giúp cho bà bầu đẻ con thông minh rất hiệu quả.

Các chất dinh dưỡng cho bà bầu đẻ con thông minh

Các axit béo:

Các axit amin DHA hoặc AA là những chất dinh dưỡng quan trọng giúp cho sự phát triển của não bộ của trẻ, để con thông minh hơn, trí não ghi nhớ lâu hơn. DHA và AA rất giàu trong cá hồi, cá ngừ, dầu cá, gan và ngay cả sữa mẹ … theo nhiều nghiên cứu cho thấy bà bầu ăn cá khoảng 5 lần /tuần thì đứa trẻ sinh ra có chỉ số IQ thông minh hơn những đứa trẻ khác là 8 điểm, vì thế việc cung cấp đủ DHA và AA trong suốt thời gian mang thai nhé, nhưng lưu ý rằng cần hạn chế những loại hải sản có chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kiếm …

Choline:
 
 Choline chính là một dạng của vitamin B giúp thai nhi phát triển não bộ, tăng cường trí nhớ, não ghi nhớ lâu hơn, tiếp thu xử lí thông tin nhanh hơn,nhạy bén hơn, vì thế các bà bầu cần tăng cường các loại thực phẩm giàu choline trong bữa ăn hàng ngày như trứng, sữa, thịt bò …

Protein:

Bà bầu nên bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa ...Bổ sung protein sẽ giúp phát triển cơ thể và trí não của thai nhi.
giau protein
Thực phẩm giàu protein

Sắt và axit folic:

Sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng trong giúp cho bà bầu đẻ con thông minh. Sắt có vai trò tạo máu , cung cấp dinh dưỡng nuôi dưỡng sự phát triển của cơ thể và trí não, axit folic giúp giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh, tủy sống và các vấn đề não bộ ở trẻ. Hai chất này là vô cùng quan trọng vì vậy cần cung cấp các chất sắt và axit folic thông qua các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày như thịt đỏ, cá biển, lúa mạch, rau ngót, rau dền, gan và nội tạng động vật …

I-ốt:

I-ốt là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của não bộ, thiếu chất này thai nhi dễ bị mắc chứng đần độn. Bà bầu hãy sử dụng muối i-ốt trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ i-ốt cho bà bầu và thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đẻ con thông minh như đã nói ở trên sẽ giúp cho các bà bầu bổ sung đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trí não thai nhi, giúp cho bà bầu sinh con được thông minh, lanh lợi.

chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ như thế nào để giúp cung cấp đủ dinh dưỡng làm nền tảng cho những tháng tiếp theo. Chế độ dinh dưỡng như thế nào để giúp người mẹ có thể dễ dàng vượt qua thời kì thai nghén của 3 tháng đầu. Trong ba tháng đầu là thời kì quan trọng trong sự phát triển của thai nhi nên người mẹ cần đặc biệt cẩn thận.


Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thời kì

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ gồm bốn nhóm thực phẩm:


 Nhóm giàu tinh bột

Gồm có gạo, ngô, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, gia đình nhà đậu…Tinh bột có vai trò chính là cung cấp năng lượng, giúp duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Tinh bột đóng vai trò quan trọng trong cho bà bầu suốt thời kỳ mang bầu. Bởi nhóm thực phẩm này đảm nhiệm một chức năng quan trọng, đó là cung cấp năng lượng, duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và tác động tới quá trình hình thành và phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi.

Nhóm đạm và chất béo


Gồm các thực phẩm như thịt, thịt bò, các loại cá, đậu...Nhóm này không chỉ góp phần tạo máu cho cơ thể mẹ mà còn góp phần hình thành nhau thai của bé.

Ngoài ra, các protein trong thịt bò chứa nhiều axit amin giúp mọi tế bào của cơ thể mẹ và bé được phát triển tốt, giúp chuyển hóa và tổng hợp thức ăn, tạo sự ngon miệng. Đặc biệt, đây còn là một loại thực phẩm chứa rất nhiều sắt, giúp cải thiện triệu chứng thiếu sắt gây mệt mỏi thường xuyên xuất hiện ở các thai phụ.
Nhóm thực phẩm này còn các bà bầu tăng cân nhanh chóng để đạt được số cân cần thiết. Ngoài ra nó còn là thực phẩm cung cấp cho bà bầu rất nhiều năng lượng.

 Nhóm rau xanh

 Rau xanh có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể rất tốt cho bà bầu. Những chất xơ trong rau xanh sẽ giúp giải quyết các vấn đề khó chịu trong lúc mang như: táo bón, ợ nóng, đầy hơi, sạm da, rạn da…

Nhóm trái cây

 Cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng cho cơ thể. Ngoài ra nó còn giúp bổ sung thêm nước cho cơ thể người mẹ lúc mang thai.
Nó còn được các bà bầu dùng trong các bữa ăn phụ và giúp ăn được ngon miệng hơn.


Những dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu thời kì đầu mang thai.

Chất đạm

Chất đạm (protein) cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày từ các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai nhi kể cả tế bào não, giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ.

Vitamin C

Bà bầu 3  tháng đầu cần bổ sung đủ vitamine C để tạo bánh nhau bền chắc giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Nên việc bổ sung vitamine C là rất quan trọng.

Ngoài ra Vitamin C giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Bên cạnh đó vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng.

Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây như: bưởi, cam, quýt.



Acid folic (vitamin B9)

Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ
Bà bầu cần cung cấp đủ Vitamin B9 có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…

Acid folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai.

Chất sắt

Bà bầu cần bổ sung chất sắt ít nhất 15gr sắt mỗi ngày từ các thực phẩm dinh dưỡng như thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt..chất sắt sẽ giúp tạo máu và phòng ngừa thiếu máu cho mẹ và bé.

Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
Thực phẩm chứa chất sắt

Vitamin D

Bà bầu những tháng đầu cần bổ sung Vitamin D để hấp thu canxi tốt hơn. Vitamin D có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm dinh dưỡng nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu.

Bà bầu trong thời kì ba tháng đầu thai kì cần ăn uống theo chế độ dinh dưỡng phù hợp như trên . Bà bầu cũng nên thường xuyên theo giỏi cân nặng cũng như ghi lai chế độ dinh dưỡng để theo dõi hằng ngày.